您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhận định, soi kèo Galatasaray vs Adana Demirspor, 22h59 ngày 9/2: Quá chênh lệch
NEWS2025-02-12 15:43:49【Thể thao】4人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 09/02/2025 05:25 Thổ Nhĩ Kỳ bxh ngoại hang anhbxh ngoại hang anh、、
很赞哦!(8932)
相关文章
- Soi kèo góc Celta Vigo vs Real Betis, 20h00 ngày 8/2
- Có lẽ Sài Gòn thực sự nghỉ ngơi...
- Khởi nghiệp từ xơ mướp
- Cách làm miến xào cua thơm ngon, đậm vị
- Nhân định, soi kèo Cagliari vs Parma, 21h00 ngày 9/2: Bổn cũ soạn lại
- Nát cõi lòng nghe chồng trí thức chửi vợ
- TP HCM muốn giữ phần thu ngân sách vượt kế hoạch để làm metro
- 'Sốt' trào lưu tự làm bánh trung thu
- Siêu máy tính dự đoán Empoli vs AC Milan, 0h00 ngày 9/2
- Liều lĩnh bán nhà đầu tư đất, vợ chồng Hà Nội "đổi đời", thu lời tiền tỷ
热门文章
站长推荐
Siêu máy tính dự đoán Real Madrid vs Atletico Madrid, 03h00 ngày 9/2
Ngày khó quên của gia đình 3 người mắc Covid-19, bé 2 tháng tuổi đi cách ly
Gia đình có 10 người thì 3 người dương tính với Covid-19, 7 người phải vào khu cách ly tập trung, chị N. (Mê Linh, Hà Nội) nhiều lần rơi nước mắt khi có người hỏi thăm.
">Bé F0 ở TP.HCM khóc đòi mẹ, người lớn chỉ có thể dỗ từ xa
Hong Da-gyeong là nhà hoạt động môi trường còn được biết đến với cái tên "người săn rác". Từ năm 2017 đến nay, Hong chuyên tìm kiếm các bãi rác bất hợp pháp, thu gom chất thải dưới biển, trên đường phố và giáo dục cách tái chế rác.
Cô gái 25 tuổi tin rằng Hàn Quốc đang phải đối mặt với mối đe dọa khủng khiếp về rác thải. Đặc biệt, trong thời kỳ giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19, người dân được khuyến khích ở nhà đã đặt mua nhiều thực phẩm, hàng hóa đóng gói, dẫn đến tích tụ lượng rác khổng lồ.
Nhà hoạt động môi trường Hong Da-gyeong. Mạo hiểm tính mạng
Năm 2016, Hong đến Kerikeri, New Zealand khi làm tình nguyện cho một tổ chức phi chính phủ về giáo dục môi trường. Ở đây, cô nhiều lần chứng kiến những chủ nhà hàng trộn lẫn các loại rác vào nhau. Họ không có khái niệm phân loại rác.
"Tôi đã rất bất bình và hỏi họ tại sao lại làm vậy. Những người đó nói rằng phân loại rác là vô ích vì cuối cùng rác sẽ được chôn xuống đất hoặc ném ra đại dương. Ở một đất nước nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tôi đã rất sốc khi nghe câu trả lời này".
Ba năm sau đó, Hong đến Baguio (Philippines) - nơi được mệnh danh là "thị trấn rác". Tại đây, cô nhìn thấy cảnh người dân thoải mái ném rác ra đường trong khi những đứa trẻ phân loại rác bằng tay không và sau đó bán chất thải với giá rẻ mạt.
"Hầu hết rác dường như đến từ châu Âu, mặc dù một số tôi phát hiện ra cũng đến từ Hàn Quốc. Điều này thật kỳ lạ vì từ năm 2018, Philippines đã từ chối các lô hàng chất thải không thể tái chế của Hàn Quốc".
Quay trở lại Hàn Quốc và trở thành thành viên của Liên minh Phong trào Công dân Trái đất (một nhóm môi trường địa phương), Hong tin rằng không lâu nữa Hàn Quốc cũng sẽ đối mặt với những vấn đề tương tự.
Hong chuyên săn tìm các bãi rác bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Tại xứ kim chi, các công trường xây dựng, xí nghiệp hay những địa điểm tạo ra lượng rác lớn thường tìm đến những nơi xử lý rác trái phép vì giá thành rẻ hơn nhiều so với đơn vị được cấp phép.
Các công ty bất hợp pháp thường liên quan đến xã hội đen, sẽ thuê các bãi đất trống, nhà xưởng bỏ hoang để đổ rác mà ít khi thông báo với chủ sở hữu.
Hong từng tìm thấy một bãi rác ở Cheonan, tỉnh Chungcheongnam-do được ngụy trang thành nhà máy. Bên ngoài, nó trông rất gọn gàng, sạch sẽ nhưng bên trong không có gì ngoài rác thải.
"Những người thuê đất nói với chủ sở hữu rằng họ sẽ làm nhà máy tái chế. Tuy nhiên, thực tế họ chỉ đổ rác lên đó. Từ chai nhựa cho đến lon thức ăn, dây sắt, lưới đánh cá, tất cả được nhồi nhét, chất đống ở bên trong".
Để tiếp cận được các bãi rác phi pháp, Hong đôi khi phải mạo hiểm cả tính mạng. "Không ai đổ rác trái phép lại mong muốn bạn nhìn thấy và phơi bày hành vi của họ. Nguy hiểm hơn nữa là họ đứng trong tối và biết rõ tên tuổi, mặt mũi của tôi".
Săn tìm núi rác khổng lồ
Việc xác định vị trí những bãi rác bất hợp pháp chưa bao giờ dễ dàng. Các quan chức chính quyền thành phố không bao giờ cung cấp thông tin cho người dân vì theo Hong, họ lo lắng hình ảnh của mình bị tổn hại. Vì vậy, nhà hoạt động môi trường đã tự tìm kiếm trên các trang web.
"Tôi đã tìm hiểu các tin tức trực tuyến, trang web của nhà môi giới và diễn đàn dành cho các chủ đất bị người thuê lừa gạt để đổ rác bất hợp pháp. Thông qua hình ảnh, video hay thậm chí chỉ một bình luận ngắn, tôi cố lần mò ra địa chỉ", Hong nói với The Korea Times.
Cô cũng được một người săn rác khác lớn tuổi và nhiều kinh nghiệm hơn mách nước về vị trí tập kết rác bất hợp pháp trên toàn quốc.
Núi rác khổng lồ ở huyện Uiseong, tỉnh Gyeongsangbuk-do, đã được dọn dẹp vào tháng 12/2020. "Cho đến nay, tôi đã xác định được khoảng 40 bãi tập kết rác bất hợp pháp. Phần lớn trong số đó là ở tỉnh Gyeonggi. Ngoài ra còn có rất nhiều ở tỉnh Gyeongsangbuk-do và thành phố Cheonan".
Một trong những bãi rác bất hợp pháp lớn nhất mà Hong tìm thấy nằm ở huyện Uiseong, tỉnh Gyeongsangbuk-do. Núi rác khổng lồ hình thành từ năm 2016 và chứa khoảng 192.000 tấn chất thải.
Bãi rác này thậm chí còn được đài truyền hình Mỹ CNN đưa tin vào tháng 3/2019, khiến các phóng viên địa phương gọi đó là "nỗi ô nhục trước quốc tế".
Trước sức ép lớn từ dư luận, Bộ Môi trường và chính quyền địa phương đã vào cuộc để dọn dẹp bãi rác ở Uiseong. Cuối năm 2020, khoảng 130.000 tấn chất thải được tái sử dụng làm nhiên liệu cho các nhà máy xi măng. Phần còn lại được đốt hoặc chôn xuống đất.
Theo Zing
Sinh viên 3 miền hiến kế ‘vì một đại dương không nhựa’
3 sáng kiến xuất sắc nhất trong việc dọn rác thải trên biển đã được vinh danh và nhận phần thưởng 70 triệu đồng để hiện thực hoá ý tưởng.
">Người săn rác ở Hàn Quốc
Cụ già đến nhận cơm bị YouTuber lớn tiếng chỉ trích
Những ngày qua, đoạn video phát cơm từ thiện của kênh YouTube có tên S.G.N.N gây xôn xao khi người phát cơm có những lời lẽ khiếm nhã, bất lịch sự đối với một số người đến nhận. YouTuber này liên tục nói người đến nhận sơn móng tay, “bụi đời”, ngoại hình hơi quá khổ... thì không được nhận cơm.
Thậm chí người này mắng một cụ ông: “Đừng có gãi sồn sột thế, nó bắn cái nọ cái kia ra bàn phát cơm của tụi con” vì “Chỗ phát cơm linh thiêng của người ta mà ông làm không ra sao cả”… Cùng với đó, người này và ekip vô tư quay clip rồi chia sẻ lên mạng xã hội và không hề làm mờ mặt “nạn nhân”.
Những lời nói nam YouTuber nhanh chóng khiến cộng đồng mạng nổi giận. Đông đảo người dùng mạng xã hội cho rằng đã làm từ thiện xin đừng tính toán, chớ vội “trông mặt mà bắt hình dong” vì giàu hay nghèo không chỉ thể hiện bằng vẻ ngoài.
Người phụ nữ không được nhận cơm vì sơn móng tay (Ảnh chụp màn hình).
“Dịch bệnh hoành hành đã quá đau lòng, xin đừng làm tổn thương nhau nữa”, một người viết. “Nếu đã gọi là từ thiện, không nên phân biệt đối xử khác biệt như vậy, cho dù người nhận là ai mình phải lấy cái tâm trước”, một người khác nhấn mạnh.
“Cho được hộp cơm mà anh sỉ nhục từ ông cụ già, cho tới chê bụi đời không cho cơm. Ứng xử kém quá”, một thành viên cũng chỉ trích.
Trước phản ứng dữ dội của cư dân mạng, chủ nhân kênh S.G.N.N đã chủ động lên tiếng xin lỗi công khai trên mạng xã hội, thiện chí đến tận nhà người dân để thăm hỏi và mong họ bỏ qua cho những phát ngôn “kém duyên” trước đó.
'Của cho không bằng cách cho'
Nói về vấn đề này, GS TS Vũ Gia Hiền - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa - Du lịch, khẳng định: “Những người làm từ thiện xuất phát từ tâm chắc chắn sẽ không bao giờ có những hành động khiếm nhã như vậy”. Theo GS TS Vũ Gia Hiền, hành động của chủ tài khoản S.G.N.N đang mang tính chất khuếch trương, đánh bóng bản thân dưới hình thức làm thiện nguyện.
GS TS Vũ Gia Hiền. (Ảnh: NVCC). “Những người như vậy luôn có tư tưởng thể hiện mình, trong khi người đến nhận cơm là người yếu thế, nên họ coi người nhận cơm thấp bé và tầm thường hơn mình, từ đó có thái độ chưa đúng mực” - GS TS Hiền nói.
Đồng thời, GS TS Vũ Gia Hiền cũng nhấn mạnh: “Trong quy tắc ứng xử, người mạnh bao giờ cũng phải thể hiện kín kẽ, trân trọng người yếu thế vì bản thân người yếu thế luôn có sẵn tâm lý tự ái, ức chế. Vì vậy người cho cần có thái độ đúng mực để cả 2 bên cho - nhận đều cảm thấy thoải mái”.
Trước sự việc trên, anh Nguyễn Tuấn Thành - Chủ tịch Hội sinh viên Bắc Giang tại Hà Nội, người đã tham gia nhiều chiến dịch tình nguyện, cho biết: “Khi một người đi làm từ thiện tức là họ đã có những thiện chí muốn chia sẻ tới cộng đồng, tới những người kém may mắn hơn mình. Tuy nhiên, cách hành xử của nam thanh niên này lại không khéo léo và có phần phiến diện, đánh giá người khác chỉ vì hình thức bên ngoài.
Những người nhận cơm phải chịu nhiều gánh nặng tâm lý hơn người cho, nên việc sử dụng ngôn từ thiếu văn minh, vô tư quay clip đăng lên mạng mà không che mặt rất dễ khiến họ tổn thương. Anh chàng này cần tinh tế hơn để cả 2 bên cùng thấy thoải mái khi cho và nhận”.
Với tư cách là “thủ lĩnh” của một hội nhóm thiện nguyện với hơn 10 năm hoạt động, anh Thành cho biết, mỗi chương trình, dự án tình nguyện đều cần có kế hoạch cụ thể, không được tổ chức kiểu “tự phát”, cần quán xuyến và tập huấn trước cho tình nguyện viên để mỗi cá nhân trong tổ chức đều mang tư tưởng tôn trọng và bình đẳng đối với tất cả mọi người.
Hội sinh viên Bắc Giang tại Hà Nội trao quà cho địa phương tại tâm dịch Bắc Giang. Là một người thực hiện công tác thiện nguyện đã lâu, chị Nguyễn Thị Thu Hằng - đại diện nhóm thiện nguyện Viết tiếp ước mơ cho em (TP. Bắc Ninh), chia sẻ: “Gần đây có không ít hình ảnh, thông tin không hay về các nhóm từ thiện khiến tôi cảm thấy khá buồn.
Hành động không đẹp của các bạn đã làm mất đi phần nào hình ảnh đẹp về thiện nguyện trong mắt công chúng. Từ đó, nhiều đơn vị từ thiện chân chính lại không nhận được sự cổ vũ tích cực từ cộng đồng để họ có động lực cống hiến hết mình”.
Chị Hằng cho biết, bản thân chị cũng như các thành viên trong nhóm đều đề cao quan điểm “của cho không bằng cách cho”, không bao giờ được phép đặt mình vào tâm thế của người “có của” để có những thái độ miệt thị hay phân biệt đối xử.
“Đối với những người kém may mắn hơn mình, khi tặng quà phải vô cùng tế nhị để họ cảm thấy mình xứng đáng được nhận quà chứ không phải tủi thân vì nhận quà như một sự bố thí. Theo tôi, công việc thiện nguyện phải xuất phát từ tâm lý muốn chia sẻ, lan tỏa tình người chứ không phải một sự ban phát nào cả”.
Theo chị Hằng, việc nhận thức đúng đắn về công tác thiện nguyện sẽ giúp cho cả người cho và người nhận cảm thấy bản thân được trân trọng và vui vẻ đón nhận những điều xứng đáng với mình.
“Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều, nhiều cá nhân làm xấu hình ảnh về những người làm tình nguyện, nhưng những người làm thiện nguyện chân chính, mọi hành động xuất phát từ tâm thì họ vẫn cứ làm và không bao giờ có những hành động ác ý làm tổn thương người khác”, chị Hằng khẳng định.
Phương Thu
YouTuber bị chỉ trích vì luộc gà ở suối nước nóng
Đây không phải lần đầu tiên các YouTuber đi ngược lại quy định tại các địa điểm công cộng để quay video trải nghiệm.
">Phát cơm, xúc phạm người nghèo: Đừng dựa hơi từ thiện đánh bóng bản thân
Nhận định, soi kèo PSG vs Monaco, 3h05 ngày 8/2: Khẳng định vị thế
Vì cô ấy dùng dằng như vậy nên tôi trở thành kẻ cầu bơ cầu bất, không thực sự có một mái ấm nào để về.
Sau khi ly hôn tôi đã mua một căn nhà định biến đó thành tổ ấm của tôi cùng người tình và hai đứa con của em. Kế hoạch không thực hiện được nên tôi sống một mình. Chúng tôi vẫn lén lút qua lại với nhau dù em không bỏ chồng.
Đơn giản vì nếu em ly hôn anh ta có thể sẽ giết em nhưng làm vợ anh ta thì em không chịu nổi sự cục súc, vũ phu, nên vẫn muốn có tôi làm người bầu bạn và che chở.
Chuyện lén lút của chúng tôi diễn ra được 5 năm, cứ khi nào chồng của em đi công tác thì em đến bên tôi, hai người cùng nấu nướng, ăn uống, và làm tình.
Ảnh: Hà Nguyễn. Ngoài đó ra thì mối quan hệ của chúng tôi cũng không có gì rõ ràng, và chẳng đi đến đâu cả. Tôi luôn cảm thấy cay đắng mỗi khi em rời tôi để về nhà với chồng.
Thế rồi qua bạn bè, gần đây tôi lại gặp một người phụ nữ, kém tôi có 1 tuổi nhưng cô ấy trẻ lắm, trẻ hơn tuổi rất nhiều. Cô ấy ăn uống theo chế độ và luyện tập yoga, đã có cháu ngoại nhưng nhìn chỉ như mới tầm 40 tuổi.
Chúng tôi có những buổi đến nhà bạn bè chung ăn cơm, nói chuyện cảm thấy hợp nhau nên tôi mời cô ấy khi nào rảnh qua nhà tôi chơi. Ai ngờ cô ấy đến thật. Cuối cùng giữa chúng tôi lại xảy ra "chuyện đó".
Người phụ nữ thứ hai này của tôi thì góa chồng, các con đều yên bề gia thất rồi nên cô ấy rảnh. Ở bên cô ấy thật thư thái, chúng tôi có những lúc nằm dài cùng nhau nghe nhạc, bàn luận về yoga, tranh ảnh, hội họa, cô ấy còn dạy tôi khiêu vũ, khác hẳn với người tình 38 tuổi lúc nào cũng vội vàng rời khỏi tôi để lao về với chồng con.
Hai người phụ nữ đều đến nhà tôi để gặp gỡ tôi, nhưng họ không biết về sự tồn tại của nhau. Tôi như người có được cả hai điều tốt đẹp nhất từ hai thế giới.
Thế nhưng cuộc đời chẳng ai biết trước điều gì. Chồng của người tình thứ nhất đột nhiên chẳng hiểu sao biết về quan hệ của chúng tôi.
Anh ta chửi đánh vợ thậm tệ và dọa giết tôi, khủng bố tin nhắn các kiểu. Trong khi người tình thứ hai lại đang muốn chúng tôi chính thức chuyển về chung sống, cô ấy nói sẽ giới thiệu tôi với bọn trẻ trong nhà.
Bây giờ tôi đang đầy băn khoăn lo lắng, nếu chuyện đang om sòm kia không giải quyết được êm thấm, đến tai người tình 51 tuổi có phải tôi sẽ mất tất cả một lần nữa hay không?
Theo Dân Trí
Làm thế nào để giữ ngọn lửa tình yêu cho cuộc hôn nhân đã dài 10 năm?
Bạn có gặp khó khăn trong việc kết nối với người ấy của mình không? Cho dù bạn đã ở bên nhau hàng thập kỷ hay chỉ vài tháng, điều quan trọng là hai người phải luôn cố gắng giữ gìn cho ngọn lửa tình yêu tồn tại mãi mãi.
">52 tuổi, qua một cuộc hôn nhân vẫn đau đầu đứng giữa những cuộc tình
Chồng mới giúp vợ sinh con từ tinh trùng của chồng cũ đã mất
Kimberly Holmes-Iverson (Anh) rất đau lòng sau cái chết của chồng cũ. Người chồng mới đã giúp cô sinh con từ tinh trùng đông lạnh của người quá cố và nuôi dưỡng đứa trẻ.
">Em chồng không đóng góp nhưng lại được chia nửa căn nhà
"Hé lộ" về thư mời làm việc kèm mức lương rất cao so với mặt bằng chung của người làm khoa học tại Hàn nói riêng và thế giới nói chung của TS Ngô Văn Hoàn khiến cộng đồng và giới trẻ bất ngờ, ngưỡng mộ.
Trước đây, dù đầu tư tiền bạc, trí tuệ, tâm sức để theo đuổi con đường học thuật, nghiên cứu khoa học nhưng TS Ngô Văn Hoàn luôn cho rằng "nghề làm khoa học nó bạc bẽo gì đâu". Học hành bao năm, bằng cấp cao mà công việc thì cạnh tranh, vất vả và mức lương không cao.
Tuy nhiên, anh chàng tiến sĩ trẻ người Việt đã thay đổi suy nghĩ khi cách đây vài ngày, tận mắt là "nhân vật chính" nhìn thấy mức lương chính phủ Hàn Quốc đồng ý chi trả cho mình 9 triệu Won (180 triệu đồng) /tháng. Ngoài ra, anh còn được 10 triệu Won (200 triệu đồng) năm đầu tiên gọi là để "ổn định nơi ăn chốn ở" (bao gồm vé máy bay từ Anh sang Hàn, bảo hiểm, chi phí làm visa…).
Tiến sĩ Ngô Văn Hoàn.
"Mức lương luôn là vấn đề nhạy cảm, không ai muốn khoe ra. Tuy nhiên, đợt rồi mình có đăng thông tin lên một trang Facebook chuyên về học bổng đi Hàn Quốc, mình nhận được những bình luận kiểu như: "Mức lương của bạn sau thuế cũng chỉ ngang với mấy người đang làm Tiến sĩ bên này thôi, bớt mộng mơ đi".
Giờ mình đăng lên để mấy người đó thấy rằng: Nếu chính phủ Hàn Quốc không trả mức lương cho mình cao hơn mặt bằng chung thì không có lý do gì mình phải bỏ mấy trường hàng đầu của Anh (Viện ung thư London, Viện vệ sinh dịch tễ London, Đại học Cambridge) để qua Hàn Quốc làm. Vì vốn dĩ, ngoài danh tiếng ra thì môi trường làm việc bên Anh dễ thở vô cùng", TS Hoàn chia sẻ.
Trao đổi với PVDân trí, TS Ngô Văn Hoàn xác nhận thông tin về mức lương "khủng" và cho biết: "Về mức lương, mình nhận được 9 triệu Won/ tháng (tương đương 180 triệu đồng). Đây là mức lương vô cùng cao so với mặt bằng chung của nhiều Tiến sĩ đang làm việc tại Hàn (40-60 triệu đồng).
Thậm chí đồng nghiệp mình là Tiến sĩ đang làm việc tại London (Anh) với 5 năm kinh nghiệm cũng không có được mức lương này (lương ở Anh tăng theo số năm kinh nghiệm).
Ngoài ra, mình nhận được 10 triệu Won (200 triệu đồng) để hỗ trợ mình ổn định cuộc sống tại Hàn".
Chia sẻ về đãi ngộ cho vị trí mới được Chính phủ Hàn Quốc mời nghiên cứu và giảng dạy của TS Ngô Văn Hoàn khiến cộng đồng khá bất ngờ.
Ngô Văn Hoàn hiện là Tiến sĩ đang công tác tại Viện vệ sinh dịch tễ và Y học nhiệt đới London (Anh), một trong những Viện hàng đầu châu Âu về ngành Y, luôn tiên phong trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Thời gian vừa qua anh có trải qua phỏng vấn và đã được nhận vào 2 ngôi trường danh tiếng là Viện nghiên cứu ung thư London và Đại học Cambridge. Anh từng nhận được học bổng (fellowship) của Hiệp hội Hoàng gia Anh (The Royal Society), một tổ chức khoa học lâu đời và uy tín nhất thế giới.
"Vì mức độ danh giá của học bổng, mình được cấp visa loại 1 dạng tài năng (Tier 1 Exeptional Talent) và không có quá nhiều người nước ngoài đang làm việc tại Anh được cấp loại visa này. Theo dạng visa này, mình chỉ cần 3 năm sống và làm việc tại Anh là được cấp thẻ định cư vĩnh viễn (Indefinite Leave to Remain), trong khi đa số du học sinh ở đây cần 10 năm", TS Hoàn cho hay.
Ngoài các trường Đại học và Viện nghiên cứu tại Anh, chàng tiến sĩ trẻ người Việt cũng được nhận vào làm việc tại Đại học Quốc gia Seoul, ngôi trường danh giá nhất trong bộ 3 ngôi trường SKY huyền thoại của Hàn Quốc (bao gồm Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Korea, và Đại học Yonsei) và cũng là mơ ước của mọi sinh viên Hàn Quốc.
Anh cho hay, anh mới nhận được học bổng của chương trình Brain Pool của chính phủ Hàn Quốc, là chương trình tìm kiếm và mời các Tiến sĩ nước ngoài xuất sắc ở nhiều lĩnh vực, sang Hàn Quốc làm việc tại các trường Đại học và Viện nghiên cứu. Đây là học bổng rất danh giá và tính cạnh tranh rất cao
Tại sao chấp nhận "đánh đổi", rời bỏ Anh Quốc danh tiếng để qua Hàn Quốc nghiên cứu và giảng dạy?
Khi được PVđặt câu hỏi trên, TS Hoàn đã có những chia sẻ chi tiết để giải đáp băn khoăn của PV và nhiều người quan tâm như sau:
"Anh Quốc là giấc mơ của rất nhiều người. Rời Anh sang Hàn làm việc, nghĩa là bỏ đi cơ hội để được làm việc tại một trong những môi trường tốt nhất và danh giá nhất thế giới, bỏ đi cơ hội được nhập quốc tịch Anh. Nhưng tại sao mình vẫn chấp nhận đánh đổi? Tất cả là vì 2 chữ "mức lương".
Nghiên cứu khoa học là một công việc cao quý, không ai có thể phủ nhận điều đó. Cũng giống như những công việc khác, làm nghiên cứu khoa học cũng có mặt tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực đó là dễ xin học bổng đi nước ngoài học tập, làm việc và định cư. Do đó, công việc này cho bạn cơ hội được bay nhảy khắp nơi trên thế giới. Ngoài ra, đây là công việc được cả xã hội tôn trọng và ngưỡng mộ. Mặt tiêu cực đó là môi trường làm việc căng thẳng, tính cạnh tranh cao (vì hiện tại, số lượng Tiến sĩ quá đông) và mức lương thấp so với bằng cấp và công sức bạn bỏ ra.
Mức lương ở các quốc gia khác nhau, hoặc giữa các thành phố trong cùng quốc gia có sự chênh lệch. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không quá lớn và nhìn chung là thấp so với mức sống. Ví dụ thành phố London đắt đỏ là vậy, mà mức lương Tiến sĩ mới ra trường (đi làm theo dạng Postdoc, sau Tiến sĩ) làm việc tại các trường Đại học và Viện nghiên cứu chỉ tầm £2300/ tháng sau thuế (tầm 70 triệu đồng), trong khi tiền thuê nhà và chi phí sinh hoạt lên tới £1200/ tháng (tầm 40 triệu đồng) nếu sống tiết kiệm.
Tương tự như Anh, mức lương cho Tiến sĩ tại châu Âu và Mỹ cũng không khả quan hơn là mấy. Còn mức lương tại Hàn Quốc là từ 2 triệu Won - 3 triệu Won/ tháng sau thuế (40-60 triệu đồng), tùy thành phố. Tuy nhiên, chi phí sống tại Hàn rẻ hơn (20-30 triệu/ tháng) nếu sống tiết kiệm). Sống tiết kiệm ở đây là không ăn hàng quán thường xuyên, không mua sắm và đi du lịch nhiều. Và bạn dễ dàng nhận thấy rằng, con đường nghiên cứu khoa học chỉ thực sự phù hợp với những người đam mê. Nếu không, đời sống cơm áo gạo tiền sẽ rất dễ quật ngã bạn, khiến bạn chán nản mà bỏ/ chuyển nghề.
Trong mỗi một giai đoạn, mục tiêu của mình khác nhau. Ví dụ như khi vừa tốt nghiệp Tiến sĩ, mục tiêu của mình đó là đến được Anh và được làm việc trong một trường danh giá để cải thiện hồ sơ của mình. Lúc đó mình không quan tâm nhiều đến mức lương (và trên thực tế, mình đã chấp nhận mức lương thấp), vì mình hiểu để xin được việc tại thủ đô London là không hề đơn giản.
Tuy nhiên hiện tại, mục tiêu của mình là tài chính nên mình tìm cách để có thể sống tốt (hoặc rất tốt) bằng đồng lương của nghề này. Mình biết rằng, nếu tiếp tục làm tại Viện nghiên cứu ung thư London hay Đại học Cambridge thì mức lương cũng không khả quan hơn. Do đó sau khi nhận được học bổng của chính phủ Hàn Quốc (chương trình Brain Pool), mình đã quyết định rời Anh để sang Hàn Quốc làm việc vì những ưu đãi mà mình nhận được.
Thứ nhất là về mức lương, mình nhận được 9 triệu Won/ tháng (tương đương 180 triệu đồng). Đây là mức lương vô cùng cao so với mặt bằng chung của nhiều Tiến sĩ đang làm việc tại Hàn (40-60 triệu đồng). Thậm chí, nhiều Tiến sĩ đang làm việc tại London (Anh) với 5 năm kinh nghiệm cũng không có được mức lương này (lương ở Anh tăng theo số năm kinh nghiệm). Ngoài mức lương ưu đãi, mình nhận được 10 triệu Won (200 triệu đồng) để hỗ trợ mình ổn định cuộc sống tại Hàn.
Qua mức lương và chế độ ưu đãi, có thể thấy chính phủ Hàn Quốc rất coi trọng nguồn nhân lực từ nước ngoài. Và với mức lương mình được nhận, và với chi phí sinh hoạt tại Hàn Quốc, rất dễ hiểu tại sao mình quyết định sang Hàn Quốc làm việc nghiên cứu và giảng dạy tại Đại học quốc gia Seoul".
TS Ngô Văn Hoàn từng nhiều lần giành học bổng danh giá tại Thụy Điển, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Anh...
Có cách nào tăng mức lương của Tiến sĩ sau khi tốt nghiệp?
Theo kinh nghiệm của TS Ngô Văn Hoàn thì câu trả lời là có, và có 2 cách.
"Cách thứ nhất (là cách mình đang theo), đó là thay vì xin việc theo dạng hợp đồng, bạn hãy đề nghị Giáo sư hướng dẫn hoặc trường Đại học giúp bạn xin một học bổng (fellowship) nào đó.
Hiện nay ở châu Âu có một số học bổng dành cho sau Tiến sĩ như Newton International Fellowships, Marie Sklodowska- Curie Individual Fellowships, EMBO Fellowships…, trong khi đó ở Hàn Quốc thì có chương trình Brain Pool. Mức lương mà các học bổng này cho cao hơn mặt bằng chung.
Ngoài ra, bạn còn được cho tiền vé máy bay, tiền bảo hiểm, và một số tiền làm quỹ nghiên cứu riêng. Tuy nhiên, những học bổng dạng này vô cùng cạnh tranh và đòi hỏi bạn phải chuẩn bị hồ sơ rất sớm vì hồ sơ có rất nhiều mục phải hoàn thành.
Cách thứ hai đó là xin việc ở các công ty, tổ chức thay vì làm nghiên cứu tại các trường Đại học và Viện nghiên cứu. Ví dụ chuyên ngành của bạn là về Y sinh, bạn có thể xin vào làm tại các công ty hóa chất, dược, hoặc sản xuất vắc xin. Mức lương khi làm ở đây thường cao hơn gấp 2-3 lần (thậm chí cao hơn nữa) so với mức lương làm nghiên cứu tại các trường Đại học và Viện nghiên cứu", TS Hoàn hé lộ.
Theo Dân Trí
Cuộc sống và tình yêu của tiến sĩ Việt 33 tuổi ở Hàn Quốc
Nguyễn Quang Thắng cho rằng, các nhà khoa học người Việt dù đang làm việc ở đâu cũng góp phần đưa tên tuổi trí tuệ Việt Nam sánh tầm thế giới.
">Tiến sĩ Việt được ĐH Seoul 'chiêu mộ' nhận mức lương 180 triệu đồng/tháng